본문 바로가기

카테고리 없음

Nhiều ‘ông lớn’ ngành dược đón đầu cách tiếp cận khách hàng mới

Theo xu hướng số hóa, nhiều ‘ông lớn’ ngành dược tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội mới trong phát triển thương hiệu, kinh doanh với cầu nối tiên phong là 2 ứng dụng trực truyến PharmaCom và MDCom.

Việt Nam hiện có khoảng 60.000 nhà thuốc, 1.700 bệnh viện với hàng trăm ngàn dược sĩ, nhân viên y tế đang làm việc. Nhu cầu đào tạo, tra cứu, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn liên tục của các đối tượng này rất cao. Theo khảo sát của nhóm tác giả sách "Cẩm nang thực hành y học chứng cứ" trên hơn 3.000 nhân viên y tế, 70% trong số này có nhu cầu cập nhật, tra cứu thông tin y tế thường xuyên, và đến 95% gặp khó khăn khi tra cứu vì có quá nhiều nguồn khác nhau và không biết nguồn nào đáng tin cậy.

Đặc biệt, nhu cầu được đào tạo liên tục (CME) đối với nhân viên y tế và cập nhật kiến thức chuyên môn về dược (CPE) đối với dược sĩ - nhằm duy trì chứng chỉ hành nghề theo quy định, là rất lớn.

Thông tư 22/2013/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành về hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế quy định nhân viên y tế cần có 48 giờ đào tạo liên tục trong 2 năm; và Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Luật Dược 105/2016/QH13 quy định dược sĩ cần có 8 giờ cập nhật kiến thức chuyên môn dược trong 3 năm làm việc liên tiếp.

Đứng trước nhu cầu thực tế, đặc biệt xu hướng số hóa và tình hình dịch Covid-19 đang khó lường với nhiều ưu tiên đẩy mạnh hoạt động trực tuyến, nhiều ‘ông lớn’ ngành dược đã tập trung đổi mới cách tiếp cận, chăm sóc khách hàng là các nhà thuốc, dược sĩ nhà thuốc và nhân viên y tế trong toàn hệ thống của mình, thông qua các ứng dụng di động trực tuyến.

>>> đăng ký bảo hộ nhãn hiệu <<<